574 Bài điệu Boléro, sheet PDF và hợp âm

Trường Ca cập nhật các sheet ngày 15/09/2024

Những câu chuyện kể lại

Tên Tha La phát nguyên từ tiếng Khmer là “Schla” đọc trại thành “Tha La” có nghĩa là trạm trại .. Là vùng đất xưa nơi người Chân Lạp định cư. Vùng đất Tha La ngày xưa là rừng rậm hoang vu đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La như sông Tha La ở huyện Tân Châu. Hiện nay “Tha La xóm đạo” thuộc xã An Hòa (Trãng Bàng).

Theo sách Tây Ninh Xưa và Nay của tác giả Huỳnh Minh xuất bản năm 1972 thì vào cuối thời Minh Mạng khoảng 1840 có một nhóm giáo dân độ vài chục gia đình được cha Cosimo Trí dìu dắt chạy nạn tới khu rừng Tha La khai quang lập ấp xây dựng cuộc sống đồng thời cố gắng bảo tồn gốc đạo và niềm tin. Khắp vùng xã An Hoà xưa hầu như đều có dấu chân của con Chúa. Cha Cosimo Trí đã thắp một ngọn nến giữa rừng âm u vừa khai hoang lập ấp, vừa ẩn náu, vừa mưu sinh, vừa khai sáng nguồn suối tâm linh tươi mát cho các con chiên để nó trôi chảy cho đến ngày hôm nay.

 

 

Sau năm 1863, khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Nam Nam kỳ thì hoàn cảnh thuận tiện hơn. Việc truyền đạo Chúa được nhà cầm quyền Pháp khuyến khích và giúp đỡ. Giáo dân gom tụ lại Tha La đông hơn và họ đạo Tha La được chính thức thành lập trực thuộc Toà Thánh La Mã. Nhà thờ có nơi cố định đầu tiên được xây cất với vật liệu đơn sơ. Từ điểm nầy các vị cha tiếp nối đi đến các địa phương khác để truyền đạo và lập thêm xứ đạo mới. Ngày nay ở Tây Ninh, đạo Công Giáo vẫn phát triển song hành với các tôn giáo khác. Đi đâu cũng thấy nhà thờ ngay cả vùng thánh địa Cao Đài cũng có.

Vì nhờ sự cho phép của người Pháp, họ đạo Tha La phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững vàng. Vào đầu thế kỷ 20 nhà thờ được xây cất qui mô hơn. Tuy vậy người Công Giáo Tha La không quay lưng lại với dân tộc. Chúng ta không đủ tài liệu để biết Tha La có tham gia phong trào Cần Vương và Văn Thân chống Pháp hay không nhưng chắc chắn vào mùa Thu năm 1945, thanh niên Tha La nhất là thành phần trí thức đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ. Và chính thời điểm nầy nhà thơ Vũ Anh Khanh cũng gia nhập đi theo phong trào kháng chiến, ông đã làm bài thơ để đời trong đó có những câu cho thấy rằng người Tha La đã đặt tình yêu quê hương tổ quốc lên trên hết.

Nguồn tư liệu: + Nghiên cứu: về bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh