Trường Ca cập nhật các sheet ngày 15/11/2024
Bạn có thể tìm thấy các sheet lời hoặc sheet Piano/Guitar cho bài hát mà bạn muốn tìm về Boléro ở đây. Các Sheet PDF bao gồm khuông nhạc này có sẵn để tải về và xem miễn phí, giúp bạn luyện tập nhạc, đàn dễ dàng hơn.
🎄 Nhạc Giáng Sinh, 🌕 Nhạc trung thu, ⚜ Thánh Vịnh - Đáp Ca, ⛪ Nhạc Thánh Ca, ⛪ Thánh Ca Imprimatur, Nhạc Thiếu Nhi, 🎹 Piano Thiếu Nhi, Nhạc Trẻ, 🎹 Sheet Piano, Nhạc Trữ tình, 🍂 Nhạc Vàng, Nhạc Quê hương, Dân ca Anh, Nhạc Cầu Hồn, Nhạc Đỏ, Nhạc Học trò, Nhạc Phật giáo, Nhạc Ngoại lời Việt, Nhạc Quốc tế, Nhạc Hoa, Nhạc Trịnh, Dân ca
Ai đã từng đến thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đều lắng đọng, bùi ngùi khi được nghe những câu chuyện kể về cuộc sống giản dị, đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Một trong những câu chuyện ít người biết đến trong những ngày tháng trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền là câu chuyện kể về tình yêu Người dành cho đất nước, dành cho những khúc hát dân ca. Câu chuyện giàu tính nhân văn đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác nên bài hát Lời Bác Dặn Trước Lúc Đi Xa nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩnh biệt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Ngày 17/08/1969, khi kiểm tra sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bác sĩ phát hiện tim của Người có triệu chứng không bình thường và đề nghị Người không ở và làm việc tại Nhà sàn để tránh phải lên xuống cầu thang hàng ngày. Bác đã đồng ý và chuyển xuống ở hẳn ngôi nhà H67– Ngôi nhà Bộ Chính trị làm giấu Bác (trong thời gian Người đi công tác xa) để bảo đảm an toàn cho Người khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.
Tại đây, chiều ngày 24/08/1967, Bác trải qua một cơn đau tim đột ngột. Tuy yếu mệt, Bác vẫn gắng làm việc, ngày 25/08/1969, Bác gửi thư trả lời Tổng thống Mỹ R.Nixơn. Trong thư Người đã vạch trần tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là “quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình”. Sau khi chỉ rõ giải pháp để giải quyết vấn đề Việt Nam, Người viết: “Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng. Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam và dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đó là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam phù hợp với quyền dân tộc của nhân dân, với lợi ích của nước Mỹ và nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới .. Với thiện chí của phía ngoài và phía chúng tôi, chúng ta có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam” (1).
Những ngày nằm trên giường bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không nguôi những trăn trở lo lắng trước tình hình chiến sự của đất nước. Miền Nam chưa được giải phóng, đất nước chưa được thống nhất luôn là nỗi canh cánh trong lòng Bác. Bác đã từng nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên” (2).
Các bác sĩ và y tá của Viện Quân y 108 được cử đến để chăm sóc sức khỏe của Người. Đồng chí y tá Ngô Thị Oanh kể lại: “Bác chỉ nằm, không đòi hỏi một thứ gì, không kêu ca đau đớn. Bác chỉ muốn nghe tin thời sự, nhất là tình hình chiến sự miền Nam. Và khi nghe quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ thì Bác rất phấn khởi” (3). Buổi sáng 02/09/1969, tình trạng sức khỏe của Bác Hồ có những diễn biến xấu đi. Sau mỗi cơn đau tỉnh dậy Bác hỏi: “Hôm nay, miền Nam đánh thắng ở đâu?”. Sắp đến ngày kỷ niệm Tết độc lập của dân tộc, thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm, Bác hỏi: “Các chú chuẩn bị lễ kỷ niệm Quốc khánh đến đâu rồi, các chú nhớ bắn pháo hoa để động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân, đến ngày đó Bác sẽ cố gắng ra gặp đồng bào mươi lăm phút”. Nhưng Lễ kỷ niệm Quốc khánh năm đó thiếu vắng Bác vì bệnh tình của Người đã có phần giảm sút trầm trọng.
Y tá Ngô Thị Oanh là người túc trực chăm sóc sức khỏe cho Bác kể lại: “Buổi sáng tôi vào mời Bác uống thuốc, cắt móng tay cho Người, cắt xong Bác hài lòng hỏi tôi:
– Cháu tên gì?
– Bài viết: Chuyện cảm động về bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”
– Tác giả: ThS. Mai Lệ Huyền (Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)– Tâm Trang (st)