Trần Thiện Thanh Hẹn chiều nay mà sao không thấy em Gió hiu hiu [Sheet] [PDF] [Lời H.A] [Nghe hát] [Giai thoại]
Tải về SHEET PDF (4 trang) Thể loại Nhạc Vàng Gợi ý chơi điệu Tango.
Các sheet PDF tương tự Chuyện hẹn hò:
1. Hẹn chiều [C] nay mà sao không thấy [Em] em
Gió hiu [Dm] hiu, lòng bỗng [G] nghe lạnh [C] thêm
Chiều mù [Dm] sương hay mù khói thuốc anh
Em không lại anh nhủ lòng sao [G7] đây.
2. Em cứ hẹn chiều [C] mai rồi lại không thấy [Em] em
Áo ai [Dm] xanh hờ hững [G] đi vào [C] đêm
Đợi một [Dm] giây nghe bằng thế kỷ sầu
Em mới yêu lần [G7] đầu, anh đã yêu lần [C] sau. [E7]
ĐK:
Chắc tại [Am] chiều hôm nay không còn [Em] nắng
Để thêm [C] hồng đôi má thắm giai [Dm] nhân
Chắc tại [F] mưa nơi vùng xa tít [Dm] đó
Sợ mưa lạc [G7] đường làm ướt áo em [C] anh. [E7]
Hay tại [Am] ngày hôm kia em gần [Em] khóc
Anh vụng [C] về quên lau mắt thu [Dm] mưa
Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến [F] nhé
Để anh [G7] buồn như anh chàng làm thơ.
3. Em có hay trời [C] buồn trời chuyển mưa đó [Em] không
Biết yêu [Dm] em là biết [G] nghe chờ [C] mong
Chuyện tình [Dm] yêu muôn đời kiếp đến nay
Nàng cứ quên hẹn [G7] hoài, chàng cứ mong chờ [C] ai.
Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Chuyện hẹn hò.
Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc hợp âm Piano.
Phần nghe hát Chuyện hẹn hò (Trần Thiện Thanh) được nhúng từ Youtube, Musescore hoặc link ngoài và chịu sự kiểm soát bản quyền của bên thứ ba đó, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube hoặc Musescore kiểm soát.
Nhạc phẩm nổi tiếng Chuyện Hẹn Hò được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài thơ Ngập Ngừng của nhà thơ Hồ Dzếnh.
Ngập Ngừng là một bài thơ nổi tiếng của Hồ Dzếnh, nằm trong tập thơ “Quê Ngoại”, xuất bản năm 1943.
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế?
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách– cố nhiên!– nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…
Không chỉ xuất hiện trong thi ca, không khí bàng bạc tính chất lãng mạn và thi vị của Ngập Ngừng còn lan tỏa sang cả lĩnh vực âm nhạc, với những nhạc phẩm phổ nhạc, lấy ý hoặc từ ngữ từ những câu trong bài thơ như:
Càng giúp cho bài thơ đi sâu hơn vào lòng người thưởng ngoạn nghệ thuật nói chung, hay thế giới thơ của Hồ Dzếnh nói riêng ..
– Bài viết: Ngập ngừng
– Theo: Wikipedia
Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của truongca.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.
Trần Thiện Thanh
1. Hẹn chiều nay mà sao không thấy em
Gió hiu hiu, lòng bỗng nghe lạnh thêm
Chiều mù sương hay mù khói thuốc anh
Em không lại anh nhủ lòng sao đây.
2. Em cứ hẹn chiều mai rồi lại không thấy em
Áo ai xanh hờ hững đi vào đêm
Đợi một giây nghe bằng thế kỷ sầu
Em mới yêu lần đầu, anh đã yêu lần sau.
ĐK:
Chắc tại chiều hôm nay không còn nắng
Để thêm hồng đôi má thắm giai nhân
Chắc tại mưa nơi vùng xa tít đó
Sợ mưa lạc đường làm ướt áo em anh.
Hay tại ngày hôm kia em gần khóc
Anh vụng về quên lau mắt thu mưa
Thôi em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để anh buồn như anh chàng làm thơ.
3. Em có hay trời buồn trời chuyển mưa đó không
Biết yêu em là biết nghe chờ mong
Chuyện tình yêu muôn đời kiếp đến nay
Nàng cứ quên hẹn hoài, chàng cứ mong chờ ai.