Các Sheet nhạc của Franz Xaver Gruberto

Franz Xaver Gruberto cập nhật ngày 2024-11-10

Bạn có thể tìm thấy các sheet lời hoặc sheet Piano/Guitar cho bài hátcủa nhạc sĩ Franz Xaver Gruberto ở đây. Các Sheet này có sẵn để tải về dạng PDF và miễn phí, giúp bạn dễ dàng luyện tập âm nhạc dễ dàng hơn.

🎄 Nhạc Giáng Sinh, 🌕 Nhạc trung thu, ⚜ Thánh Vịnh - Đáp Ca, ⛪ Nhạc Thánh Ca, ⛪ Thánh Ca Imprimatur, Nhạc Thiếu Nhi, 🎹 Piano Thiếu Nhi, Nhạc Trẻ, 🎹 Sheet Piano, Nhạc Trữ tình, 🍂 Nhạc Vàng, Nhạc Quê hương, Dân ca Anh, Nhạc Cầu Hồn, Nhạc Đỏ, Nhạc Học trò, Nhạc Phật giáo, Nhạc Ngoại lời Việt, Nhạc Quốc tế, Nhạc Hoa, Nhạc Trịnh, Dân ca

Franz Xaver Gruberto, vài chuyện thú vị

Đêm Thánh Vô Cùng hay Đêm Yên Lặng (tiếng Đức: “Stille Nacht”; tiếng Anh: “Silent Night”) là một trong những ca khúc Giáng sinh nổi tiếng, với phần lời gốc do linh mục Joseph Mohr viết bằng tiếng Đức và phần giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber sáng tác năm 1818, cả hai đều là người Áo. Phiên bản đang được sử dụng rộng rãi ngày nay có đôi chút khác biệt với nguyên bản của Gruber. Ca khúc này đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào tháng 03 năm 2011.

Đêm Thánh vô cùng được sáng tác hoàn tất vào ngày 25 tháng 12 năm 1818 và được trình diễn lần đầu tại Nhà thờ Thánh Nicôla (Nicola-Kirche) ở Obendorf thuộc nước Áo. Linh mục Mohr viết lời cho bài hát từ năm 1816, nhưng mãi đến đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1818 mới tìm gặp nghệ sĩ Gruber để nhờ soạn phần giai điệu cũng như phần phối âm cho đàn ghita. Có lẽ linh mục Mohr muốn có một ca khúc Giáng Sinh mới dành cho Thánh lễ nửa đêm Giáng Sinh, nhưng đàn phong cầm của nhà thờ đã bị hỏng. Lúc đầu, Gruber không đồng ý với đề nghị của Mohr vì e rằng giáo dân đến dự lễ sẽ không thích loại âm nhạc được trình bày với đàn ghita, bởi lẽ lúc đó quy chế về nhạc cụ trình diễn thánh ca phải là phong cầm. Nhưng vì không còn sự lựa chọn nào khác, Gruber phải chấp nhận và bắt tay vào việc. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, phần nhạc của ca khúc được hoàn tất. Lúc đầu, người dự lễ tỏ ra kinh ngạc khi nghe ca khúc được trình bày với đàn ghita, nhưng chẳng bao lâu mọi người bị mê hoặc bởi giai điệu ngọt ngào của bài hát.

Từ đầu thập niên 1900, Nhà thờ Thánh Nicôla bị lũ lụt tàn phá, thị trấn được dời lên một nơi an toàn hơn ở thượng nguồn dòng sông, một ngôi nhà thờ mới được xây dựng bên cạnh một chiếc cầu. Một nhà nguyện nhỏ gọi là Stille-Nacht-Gedächtniskapelle (Nhà nguyện Tưởng nhớ Ca khúc Đêm Yên Lặng) được dựng lên ngay tại địa điểm của ngôi nhà thờ cũ bị phá hủy, và ngôi nhà kế cận được biến thành nhà bảo tàng, quanh năm thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng đông nhất vẫn là trong tháng 12.

Trên trang stillenacht.at, các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 7 bản viết tay của Gruber và duy nhất 1 bản viết tay của Mohr được tìm thấy. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các bản: Gruber Autograph II, V, VII và Mohr Autograph vẫn còn được lưu lại, ngoài ra đã bị thất lạc vì nhiều lý do khác nhau.

Năm 1859, John Freeman Young (Giám mục Giáo phận Florida, Hoa Kỳ) cho ra đời bản dịch tiếng Anh của ca khúc, và nó trở thành bản được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Nói chung, các phiên bản hiện nay có giai điệu được sử dụng thường là chậm, theo lối hát ru, có một chút khác biệt so với bản nguyên gốc của Gruber (đặc biệt là ở các dòng cuối cùng) có tiết tấu linh hoạt, gần như nhạc khiêu vũ. Ngày nay, lời và giai điệu ca khúc đã được đưa vào phạm vi công cộng của điều luật tác quyền.

Ca khúc vẫn thường được trình diễn không cần nhạc đệm theo lối acappella. Mặc dù được sáng tác bởi hai tín hữu Công giáo, bài hát cũng có một vị trí đặc biệt trong các nhà thờ thuộc Giáo hội Luther. Người ta tin rằng Đêm Thánh vô cùng đã được dịch ra hơn 140 ngôn ngữ trên khắp thế giới, và là một trong những bài hát được yêu thích nhất mọi thời đại.

Trong ngày hưu chiến đêm Giáng sinh năm 1914 trong Chiến tranh thế giới thứ I, Đêm Thánh vô cùng đã từng được hát cùng một lúc bằng 3 thứ tiếng: Pháp, Anh và Đức, vì đây là thánh ca mà các binh sĩ của cả hai bên cuộc chiến đều biết.

– Bài viết: Đêm thánh vô cùng

– Theo: Wikipedia