357 Bài Nhạc Quê Hương, sheet PDF và hợp âm (Trang 2)

Trường Ca cập nhật các sheet ngày 20/09/2024

Những câu chuyện kể lại

“Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản ‘Dạ Cổ Hoài Lang’, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sinh con, chồng được quyền bỏ để cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sinh con là do lỗi của người đàn bà.

Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu, xót thương cho vợ chồng tôi gặp phải cảnh đau lòng mà cho ở đậu qua ngày, với hy vọng vợ chồng tôi sẽ có con và chiến thắng cái quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng đạo lý thời phong kiến”. Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “Đêm đông gối chiếc cô phòng”, tâm tư nặng trĩu u buồn nên nhạc sĩ Sáu Lầu (tên thường gọi của Cao Văn Lầu) đêm đêm mượn tiếng đàn nắn nót đôi câu bớt cơn phiền muộn. Ông thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Bản ‘Dạ Cổ Hoài Lang’ ra đời trong bối cảnh như thế ..

Trong thời gian tác phẩm chưa hoàn chỉnh, nhạc sĩ Sáu Lầu cùng anh em tài tử địa phương đàn tới đàn lui bản này, lấy ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp về phương diện sáng tác. Chuông, trống công phu ngân vang khiến anh em nhạc sĩ đất Bạc Liêu nhớ lại hồi chín, mười tuổi, ông Sáu Lầu quy y làm “Sa di” tại chùa Vĩnh Phước. Chú tiểu từng đánh trống, dộng chuông công phu hai buổi sớm chiều. Do đó, anh em đề nghị thêm hai chữ “Dạ Cổ” (tiếng trống về đêm) cho ý nghĩa thêm sâu đậm. Ông Sáu hoan nghênh nên bản nhạc có tên hoàn chỉnh là ‘Dạ Cổ Hoài Lang’, tức ‘Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng’ ..

 

Nguồn tư liệu: + https://giaitri.vnexpress.net/ (Cao Văn Lầu có phải ông tổ ngành cải lương?) + http://www.baclieu.gov.vn/ (Hoàn cảnh sáng tác bản Dạ cổ hoài lang) + https://vi.wikipedia.org/ (Dạ cổ hoài lang– Wikipedia)