Bắc Sơn Nắng hạ đi mây trôi lang thang cho hạ buồn [PDF] [Sheet] [Lời H.A] [Lời bình - giai thoại]
Tải về SHEET PDF (2 trang) Thể loại Nhạc Trữ tình Gợi ý chơi điệu Ballade
Các sheet PDF tương tự Còn thương rau đắng mọc sau hè:
Nắng hạ [Am] đi mây trôi lang [D] thang cho hạ [Am] buồn
Coi khói đốt [Am] đồng, để ngậm [C] ngùi chim nhớ lá [Am] rừng
Ai biết mẹ buồn [F] vui khi mẹ [Am] kêu cậu tới [F] gần
Biểu cậu [G] ngồi mẹ nhổ tóc sâu
Hai chị [E7] em tóc bạc như [Am] nhau
[Am] Đôi mắt cậu buồn [F] hiu phiêu lưu [C]
Rong chơi những [F] ngày đầu [G] chừa ba vá miếng [Em] dừa
Đường mòn xưa, dãi nắng dầm [Am] mưa
[G] Ai cách xa cội [F] nguồn, ngồi một mình [Am]
Nhớ lũy tre [C] xanh dạo quanh [Dm] khung trời kỷ [F] niệm
Chợt [G] thèm rau đắng nấu [Am] canh
ĐK: [G] Xin được làm [F] mây mà bay khắp nơi giang [Am] hồ
Ghé chốn quê [D7] hương xa rời từ cất bước ly [Am] hương
Xin được làm [C] gió dập dìu đưa điệu ca [F] dao
Chái bếp hiên [C] sau cũng ngọt [F] ngào một lời cho [E7] nhau
[Am] Xin sống lại tình [F] yêu đơn sơ [C]
Rong chơi những [F] ngày đầu [G] chừa ba vá miếng [Em] dừa
Đường mòn xưa, dãi nắng dầm [Am] mưa
[G] Xin nắng hạ thổi [F] buồn để mình ngồi [Am] nhớ lũy tre [C] xanh
Dạo quanh [Dm] , khung trời kỷ [F] niệm chợt [G] thèm rau đắng nấu [Am] canh
Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc hợp âm Piano.
Theo chia sẻ của một số văn nghệ sĩ, nhạc sĩ Bắc Sơn đã lấy cảm hứng từ bài thơ “Rau Đắng Đất” (trong nguyên bản đề là Trường ca, trên 1300 chữ, hơn 200 dòng) của nhà thơ Nguyệt Lãng để viết nên ca khúc “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè”. Sinh thời, nhạc sĩ Bắc Sơn và nhà thơ Nguyệt Lãng là bạn vong niên và có mối giao tình văn nghệ khá tốt.
Năm 1974, Bắc Sơn tham gia thực hiện chương trình “Quê Ngoại” trên Đài Truyền hình Sài Gòn, chuyên phát những vở kịch ngắn 45 phút. Ông phụ trách phần viết kịch bản và viết nhạc nền, trong đó vở kịch “Bếp Lửa Ấm” có nhạc nền là bài “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè”.
Người hát bài này đầu tiên là danh ca Hoàng Oanh, nhưng bản nhạc không tạo được hiệu ứng mấy vào thời đó. Sau năm 1975, danh ca Hương Lan hát và ghi âm “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè” tại Pháp và nhanh chóng lan truyền trong giới Việt kiều có chung tâm trạng vọng cố hương. Rồi từ hải ngoại, bản nhạc “dội” về Việt Nam.
Nhạc sĩ Bắc Sơn chia sẻ: “Mọi cảm xúc để tôi viết bài hát này cứ tự nhiên mà đến, tôi nghĩ sao thì viết vậy chứ chẳng cần điều gì to tát cả ..”
– Bài viết: Nhạc sĩ– NSƯT Bắc Sơn: “Rau đắng ngọt ngào” cho quê hương!
– Tác giả: Hoàng Thuận
Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của truongca.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.
Bắc Sơn
Nắng hạ đi mây trôi lang thang cho hạ buồn
Coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng
Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
Biểu cậu ngồi mẹ nhổ tóc sâu
Hai chị em tóc bạc như nhau
Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu
Rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
Đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình
Nhớ lũy tre xanh dạo quanh khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh
ĐK: Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ
Ghé chốn quê hương xa rời từ cất bước ly hương
Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao
Chái bếp hiên sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau
Xin sống lại tình yêu đơn sơ
Rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miếng dừa
Đường mòn xưa, dãi nắng dầm mưa
Xin nắng hạ thổi buồn để mình ngồi nhớ lũy tre xanh
Dạo quanh , khung trời kỷ niệm chợt thèm rau đắng nấu canh