Sheet Cho người vào cuộc chiến, hợp âm

Mặc Thế Nhân 1. Anh bỏ trường xưa bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường. Anh đi vì đất nước khổ đau anh đi anh quên thân mình [Sheet] [PDF] [Lời H.A] [Nghe hát] [Giai thoại]

1. Anh bỏ trường xưa bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường. Anh đi vì đất nước khổ đau anh đi anh quên thân mình.

Trang 1 của Sheet nhạc PDF bài hát Cho người vào cuộc chiến - Mặc Thế Nhân, 1. Anh bỏ trường  xưa bỏ áo thư  sinh theo tiếng gọi lên  đường. Anh  đi vì đất nước khổ đau anh  đi anh quên thân  mình
Trang 2 của Sheet nhạc PDF bài hát Cho người vào cuộc chiến - Mặc Thế Nhân, 1. Anh bỏ trường  xưa bỏ áo thư  sinh theo tiếng gọi lên  đường. Anh  đi vì đất nước khổ đau anh  đi anh quên thân  mình
Sheet nhạc có nốt Cho người vào cuộc chiến của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và file PDF nốt nhạc đăng lên đây nhằm giúp các bạn xướng âm cho đúng nốt và hát thêm hay, chỉ mang tính chất tham khảo, không có mục đích thương mại. Bản quyền thuộc về tác giả và tổ chức nắm bản quyền, truongca.com không giữ bất kỳ bản quyền của nội dung nào cả. Các bạn có thể tải về bản PDF trong đường link bên trên.

Hợp âm Cho người vào cuộc chiến

1. Anh bỏ trường [Am] xưa bỏ áo thư [Dm] sinh theo tiếng gọi lên [Am] đường

Anh [Dm] đi vì đất nước khổ đau anh [F] đi anh quên thân [E7] mình.

Em vì [G] anh tóc bới chẳng lược [C] cài thôi điểm [E7] trang má phấn chẳng cần [Am] dồi

Xa phồn [Dm] hoa với những chiều dập [G] dìu cho anh vững [E7] lòng anh [F] đi. [E7]

2. Đêm rồi lại [Am] đêm một bóng đơn [Dm] côi em nhớ người phương [Am] trời

Tâm [Dm] tư chẳng biết nói cùng ai đơn [F] sơ em ghi đôi [E7] dòng

Mong người [G] đi giữa súng đạn chập [C] chùng xin hiểu [E7] cho giữa cát bụi thị [Am] thành

Bao giờ [Dm] em cũng vẫn bền một [G] lòng thương anh suốt [E7] đời anh [Am] ơi.

ĐK:

Mai kia anh trở [C] về anh trở [F] về dẫu [Am] rằng dẫu [G] rằng không còn vẹn như [Dm] xưa

Dù [F] anh trở [E7] về trên đôi nạng [Am] gỗ dù [F] anh trở [G] về bằng chiếc xe [C] lăn

Hoặc [Dm] anh trở về bằng chiến công [F] đầy tình [E7] em vẫn chẳng đổi [Am] thay.

3. Anh giờ ở [Am] đâu đồi núi cao [Dm] nguyên hay cuối miền sông [Am] Hậu

Đêm [Dm] nay ở đó gió lạnh không sương [F] khuya có giăng giăng [E7] đầy

Phương này [G] em với những lời nguyện [C] cầu cho người [E7] đi sẽ có ngày trở [Am] về

Cho tình [Dm] ta thắm thiết tựa ngày [G] đầu xin cho chúng [E7] mình còn [Am] nhau.

Chọn nút dấu + để tăng tông lên nửa cung, nút dấu - để giảm tông xuống nửa cung. Rê chuột vào hợp âm để xem các thế bấm hợp âm của bài hát Cho người vào cuộc chiến.

Mặc định là thế bấm hợp âm của Guitar, hãy click vào nhạc cụ [guitar] để đổi sang xem thế bấm hợp âm cho nhạc cụ Ukulele hoặc hợp âm Piano.

Nghe bài hát Cho người vào cuộc chiến

1. Anh bỏ trường xưa bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường. Anh đi vì đất nước khổ đau anh đi anh quên thân mình

Phần nghe hát Cho người vào cuộc chiến (Mặc Thế Nhân) được nhúng từ Youtube hoặc link ngoài và chịu sự kiểm soát bản quyền của bên thứ ba đó, vì vậy có thể bị xóa hoặc chèn quảng cáo bất kỳ lúc nào. Nếu bạn không nghe - xem được ca sĩ hát tức là đã bị Youtube kiểm soát.

Lời bình - giai thoại Cho người vào cuộc chiến

Cho người vào cuộc chiến là một bài hát thịnh hành ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1970. Bài hát ra đời năm 1971, khi cuộc chiến tại miền Nam đang bước sang giai đoạn khốc liệt– sau Mậu Thân 68 và trước Chiến dịch Xuân-Hè (Mùa Hè Đỏ Lửa) năm 72. Trong khoảng thời gian này, lệnh Tổng động viên được ban hành, kêu gọi thanh niên thi hành nghĩa vụ quân dịch. Những cậu trai 17-18 tuổi, nếu không được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, sức khỏe, hoặc học vấn, phải gia nhập quân đội. Hàng ngàn học sinh, sinh viên trong tuổi quân dịch phải bỏ dở việc học hành lên đường làm nghĩa vụ công dân. Biết bao nhiêu chuyện tình trong cuộc chiến phải dở dang vì chàng trai phải đi lính. Những cô gái có người yêu ra đi thường phải chịu cảnh cô đơn trong thời gian xa vắng người yêu, như người chinh phụ chờ chồng đi đánh giặc ngoài biên ải xa xôi trong Chinh phụ ngâm khúc.

Cho người vào cuộc chiến nói lên tâm trạng một cô gái chấp nhận việc cho người yêu cô ‘vào cuộc chiến’ và lời tâm tình của cô dành cho người yêu.

* Nhật Ngân tên thật là Trần Nhật Ngân, Mặc Thế Nhân tên thật là Phan Công Thiệt, hai nhạc sĩ đã dùng họ của mình để ký danh bài này là Phan Trần ..

 

Nhạc sĩ Nhật Ngân

Nhật Ngân (1942-2012), ông được biết đến nhiều qua một số tác phẩm trước 1975 như “Tôi đưa em sang sông” (đồng tác giả Y Vũ), “Xuân này con không về”, “Qua cơn mê”, “Một mai giã từ vũ khí”. Một số bút hiệu khác của ông là Trịnh Lâm Ngân (khi viết chung với Trần Trịnh), Ngân Khánh, Song An ..

 

Nguồn tư liệu: + https://www.facebook.com/danlambaovn/ (Dân làm báo VN– Fanpage) + https://vi.wikipedia.org/ (Mặc Thế Nhân– Wikipedia) + https://vi.wikipedia.org/ (Nhật Ngân– Wikipedia)

Phần giai thoại, ngoài một số có tính chất hàn lâm từ người bình, còn lại một số chỉ mang tính chất không hơn những câu chuyện tám bên bóng cây cho vui, cho khuây khỏa, như tiêu chí của truongca.com. Bởi lẽ đó, mạn phép xin đừng đề cao quan điểm của tính xác thực lắm.

Lời lyrics Cho người vào cuộc chiến

Mặc Thế Nhân

1. Anh bỏ trường xưa bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường

Anh đi vì đất nước khổ đau anh đi anh quên thân mình.

Em vì anh tóc bới chẳng lược cài thôi điểm trang má phấn chẳng cần dồi

Xa phồn hoa với những chiều dập dìu cho anh vững lòng anh đi.

2. Đêm rồi lại đêm một bóng đơn côi em nhớ người phương trời

Tâm tư chẳng biết nói cùng ai đơn sơ em ghi đôi dòng

Mong người đi giữa súng đạn chập chùng xin hiểu cho giữa cát bụi thị thành

Bao giờ em cũng vẫn bền một lòng thương anh suốt đời anh ơi.

ĐK:

Mai kia anh trở về anh trở về dẫu rằng dẫu rằng không còn vẹn như xưa

Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ dù anh trở về bằng chiếc xe lăn

Hoặc anh trở về bằng chiến công đầy tình em vẫn chẳng đổi thay.

3. Anh giờ ở đâu đồi núi cao nguyên hay cuối miền sông Hậu

Đêm nay ở đó gió lạnh không sương khuya có giăng giăng đầy

Phương này em với những lời nguyện cầu cho người đi sẽ có ngày trở về

Cho tình ta thắm thiết tựa ngày đầu xin cho chúng mình còn nhau.

CÙNG TÁC GIẢ